Đặc sản Bánh tai hương vị Phú Thọ

Sau khi nặn xong xếp bánh vào nồi hấp trong khoảng 30 phút. Trong khi hấp để lửa thật to, nếu lửa nhỏ bánh sẽ không chín.

Những người con của vùng đất Tổ mỗi khi đi xa, được các bà, các mẹ để dành cho những chiếc như gói trọn những yêu thương, những hương vị đặc sản của quê hương mình.

Không biết từ bao giờ ở Phú Thọ đã xuất hiện những gia đình làm nghề bánh tai rất nổi tiếng. Bánh tai vốn là thứ quà quê được nhiều người dân Phú Thọ ưa thích, cho nên nếu đến vùng đất Tổ, dạo qanh các chợ quê bạn đều có thể thưởng thức món này. Bánh tai trước kia được gọi là bánh trai vì bánh được nặn theo hình con trai, sau đó được gọi tắt là bánh tai. Bánh được làm vẫn những nguyên liệu đó nhưng dài hơn và nặng hơn.

1_200567-768x422

Theo kinh nghiệm của những người dân nơi đây, để làm được chiếc bánh tai ngon thì trước tiên là phải chọn được loại gạo tẻ ngon, trắng, dẻo, đây là khâu quan trọng quyết định đến chất lượng của chiếc bánh tai. Sau khi chọn được gạo , đãi gạo sạch, ngâm nước từ 3- 4 tiếng, để ráo nước, giã hoặc nghiền nhỏ.

Tiếp đó nắm bột đã nhuyễn thành từng quả bột thật chặt có độ kết dính cao, rồi cho vào nồi nước sôi đun lửa đều, khoảng 20 phút sau vớt quả bột ra cho vào cối giã thật nhuyễn rồi dùng đũa đánh tơi bột, dùng tay nhào bột thật kĩ để đạt được độ dẻo sau đó lại dùng tay nặn thành bánh cùng với nhân bánh đã được làm sẵn bằng thịt lợn có lẫn chút mỡ tươi ngon. Sau khi nặn xong xếp bánh vào nồi hấp trong khoảng 30 phút. Trong khi hấp để lửa thật to, nếu lửa nhỏ bánh sẽ không chín.

Những chiếc bánh màu trắng trong ra lò thơm mùi bột quyện trong mùi thịt ngầy ngậy. Ăn từng miếng nhỏ mới cảm nhận hết dư vị của chiếc bánh tai. Bánh tai dễ ăn và nhiều người có thể dùng được bởi bánh được làm từ bột gạo tẻ nên rất lành, thường được dùng làm thứ quà ăn sáng.

Thời xa xưa, người bán bánh tai thường bán kèm với cháo gạo tẻ, cháo bột thái, chỉ cần chút nước mắm ngon hòa sẵn. Mỗi bát cháo ấy cắt thêm 1, 2 cái bánh tai vào vừa dễ ăn vừa chóng no, có thể lao động suốt buổi sáng. Nay, tùy khẩu vị có người mua bánh về nhà, chấm thêm nước mắm vắt chanh, quất, ớt, tiêu… mà nhấm nháp thì ăn không biết ngán.

Ở đâu đó trên mọi miền Tổ quốc những chiếc bánh tai dung di, đậm đà hương quê được cả nước biết tới như một món quà bình dị, thân thương gửi tới khách du lịch gần xa mỗi lần đặt chân tới mảnh đất Tổ linh liêng này.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *