Bánh đậu xanh – Sản vật Hải Dương

Chính người phụ nữ đảm đang đó đã khởi dựng nên nghề sản suất đầu tiên ở Hải Dương và làm cho sản phẩm trở nên nổi tiếng.
banh-dau-xanh-hai-duong2
Trong số những đặc sản của tỉnh Hải Dương, thì bánh đậu xanh là món quà được nhiều người ưa chuộng nhất. Tấm bánh nhỏ bé, giản dị mang đầy hương vị của vườn quê luôn là niềm tự hào của người dân Hải Dương.

Dù đi bất cứ nơi đâu, khi nhìn thấy bánh đậu xanh thì lòng lại nhớ tới quê hương da diết. Thứ tình cảm ngọt ngào quyến luyến như là khi ta nhớ về mẹ của mình vậy.

Bánh đậu xanh trong… truyền thuyết

Tour du lịch Hải Dương Vào giữa thế kỷ XIX, ở kinh đô có một vị quan trẻ vốn rất yêu thiên nhiên, nên thường đi du ngoạn một mình với bầu rượu, túi thơ. Du lịch Hải Dương Nhân chuyến đi công du trên đất Hải Dương, vị quan dừng lại ở một làng ven sông nhỏ trồng nhiều đỗ đang mùa thu hái, dưới ánh nắng ban mai, các thôn nữ đang thoăn thoắt hái đỗ, những động tác mền mại như múa. Trước cảnh bình dị và lao động miệt mài như vậy, vị quan thấy bồi hồi mở túi thơ ngâm ngợi quên cả nắng hè. Du lịch Hải Dương giá rẻ

Khi chợt tỉnh thì các thôn nữ đã khuất bóng về làng, chàng trai trẻ bỗng thấy mình hoa mắt không bước nổi và bị ngất trên thảm cỏ. May thay, vẫn còn một cô gái đang chăm chỉ hái đỗ, thấy vậy cô gái chạy về làng gọi người ra cứu, chiều hôm ấy vị quan trẻ dứt cơn sốt nhờ bát cháo đỗ xanh giải cảm do chính tay cô gái nết na mang tới.

Nhận ra ân nhân cứu mạng mình, vị quan đem lòng say mê cô thôn nữ dịu dàng nhân hậu đó, trước khi về kinh đô, hai người đã tình tự và trao nhau lời hẹn hò vàng đá. Nhưng không bao lâu các tiểu thư khuê các, quyền quý ở kinh thành đã làm cho vị quan trẻ quên đi hình ảnh người thôn nữ, chàng đã bắn tin cho cô gái là nàng không hợp với chốn phồn hoa đô hội, khuyên cô gái đi lấy chồng và gửi kèm bài thơ cảm tác nàng đã cứu mạng lúc nguy nan, nhận tin cô gái rất buồn và thao thức nhiều đêm…

Một hôm vị quan trẻ bỗng nhận được một gói quà giữa lúc ông đang làm chủ khảo cuộc thi các lễ vật dâng tiến vua, gói quà được mở ra, bên trong chỉ có chục tấm bánh nhỏ, bình dị và khiêm nhường trước bao cao lương mỹ vị. Nhưng thật bất ngờ khi phong bánh được bóc ra thì mùi thơm kỳ lạ của bánh đã thu hút tất cả mọi người có mặt. Vị quan trẻ mời mọi người nếm thử, không ngờ tấm bánh nhỏ bé đã chinh phục các vị quan vốn sành ăn chốn kinh kỳ, mọi người đều phán rằng: “Bánh này tuyệt hảo, xin trao giải nhất”.

Đó chính là bánh đậu xanh Hải Dương, khi mọi người hỏi chủ nhân của bánh là ai thì vị quan trẻ không thể trả lời ngay được bởi trong lòng chàng tâm trạng thật ngổn ngang. Ngày hôm sau, vị quan lên đường về tỉnh Đông để tìm người thôn nữ. Không biết họ có gặp nhau không vì truyền thuyết chỉ dừng lại ở đây…

Chỉ biết rằng bánh đậu xanh có màu vàng mịn như nắng sớm, có vị ngọt sắc đậm đà như nỗi nhớ thương, có vị bùi bùi, ngậy ngậy như nỗi giận hờn và có cả hương thơm quyến rũ như những cuộc hẹn hò đôi lứa… Chiếc bánh đã là cầu nối cho những mối tình hay vẫn là niềm day dứt khôn nguôi của bất cứ ai chưa gặp được người tri kỷ?

Những hiệu bánh nổi tiếng

Vào năm 1922, hiệu bánh đậu xanh Bảo Hiên Rồng Vàng đầu tiên ra đời ở Hải Dương. Chủ hiệu là bà Trần Thị Nhung, kế thừa truyền thống của gia đình, chồng mất sớm để lại cho bà một đàn con nhỏ, nhưng bà vẫn đảm đương một cửa hàng sản xuất và bán bánh đậu xanh với hơn 30 thợ.

Với bàn tay khéo léo, khối óc năng động, bánh đậu xanh Hải Dương trở nên nổi tiếng và là món ăn đặc sản không thể thiếu đối với nhân dân địa phương, cũng như khách thập phương. Chính người phụ nữ đảm đang đó đã khởi dựng nên nghề sản suất bánh đậu xanh đầu tiên ở Hải Dương và làm cho sản phẩm bánh đậu xanh trở nên nổi tiếng.

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, ở thị xã Hải Dương có một số cửa hiệu sản xuất bánh đậu xanh như: Cự Hương, Hoa Mai, Mai Phương, Quế Hương, Bảo Hiên… Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Bảo Hiên với nhãn hiệu Rồng Vàng. Sản phẩm đã có mặt khắp thị trường ở Bắc Kỳ và hai lần tham gia hội chợ đạt kết quả tốt.

Trải bao biến cố lịch sử, thăng trầm xã hội, nghề sản xuất bánh đậu xanh có lúc chỉ sản xuất cầm chừng do cơ chế thị trường và những hạn chế của xã hội. Một số nghệ nhân có tay nghề cao đã rút dần ra để tìm nghề khác mưu sinh. Nhưng từ năm 1986, đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của đất nước, nghề sản xuất bánh đậu xanh lại có cơ hội phục hồi và phát triển.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *